Khi khám sức khỏe và tham vấn tiền hôn nhân, chị bạn là bác sĩ thấy nhóm máu của ông xã tương lai của em là nhóm máu B, chị nhìn hai đứa rồi cười tủm tỉm, sau đó chị nói: "Cô phải vất vả giữ chồng lắm đây. Cái nhóm máu này nó là khiếp lắm đấy!".
Lúc đó thấy có nhiều người chờ đợi nên em không tiện hỏi thêm nhưng về nhà tìm hiểu và xâu chuỗi mọi việc thì thấy không phải chị nói đùa. Người yêu em tướng mạo cao ráo, mặt mày sáng sủa, làm việc chỉn chu nên ở công ty từ sếp đến nhân viên ai cũng quý.
Trước khi quen em, anh ấy cũng đã yêu rồi chia tay nhiều người. Ngoài ra, anh cũng rất mạnh mẽ chuyện ấy vì tuy chưa cưới nhưng cứ đòi hỏi suốt, em không thể không "cho" dù thâm tâm không muốn ăn cơm trước kẻng. Em sợ nếu từ chối thì anh sẽ bỏ em như những người trước đó.
Em thật sự rất lo, phải chi đừng khám, đừng tham vấn thì bây giờ có lẽ đang vui vẻ chuẩn bị đám cưới... Thật sự là em rất cần hiểu rõ chuyện này và những lời động viên...
[email protected]
Bạn trẻ thân mến,
Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy người có nhóm máu B thường dễ thích nghi với môi trường sống, sôi nổi, năng động, quyết đoán, có óc tổ chức, tự tin... Về phương diện tình cảm, người có nhóm máu B thường "cháy" hết mình khi yêu; có thể... yêu cùng lúc nhiều người và muốn người ta phải là của riêng mình. Người ấy yêu rất nồng nàn, say đắm, nhưng nếu gặp trục trặc thì cũng có thể chia tay một cách dễ dàng, không tiếc nuối.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đó là nói theo sách vở, còn trong thực tế thì dù thuộc nhóm máu nào thì cách nghĩ, nếp nghĩ, hành động... của mỗi con người đều xuất phát trên nền tảng giáo dục. Một đứa trẻ mới sinh ra cũng giống như tờ giấy trắng. Sự giáo dục, chăm sóc của gia đình, nhà trường, xã hội là những nét vẽ lên tờ giấy trắng ấy. Dù cấu tạo thể chất thế nào, gen di truyền ra sao mà có nền tảng giáo dục, chăm lo tốt thì đa phần tờ giấy trắng sẽ trở thành bức tranh đẹp.
Cho nên, điều bạn cần quan tâm khi khám sức khỏe là anh ấy khỏe mạnh, không có bệnh mãn tính, không có bệnh di truyền... chứ không phải là nhóm máu. Anh ấy có bề ngoài ưa nhìn, làm việc tốt thì đương nhiên sẽ có nhiều người yêu quý. Bạn nên tự hào là anh ấy đã chọn mình và quyết định tiến tới hôn nhân. Trước đây anh ấy yêu nhiều người rồi chia tay có thể do trong quá trình tìm hiểu thấy không phù hợp thì không tiến tới chứ không phải vì cái nhóm máu ấy mà anh ấy quan hệ linh tinh, lang tang!
![]() |
Ảnh minh họa |
Song, nói gì thì nói, trong tình cảm giữa các bạn, sai lầm của bạn - nếu có thể gọi như vậy- là đã “cho hết trơn” trước khi cưới. Mâu thuẫn là ở chỗ bạn sợ “không cho”, nhưng khi “cho” rồi thì lại càng lo sợ nhiều hơn.
Vấn đề bây giờ là nếu đã quyết định đi với nhau đến cuối cuộc đời thì phải nghĩ cách vun đắp hạnh phúc, học hỏi phương pháp giữ lửa yêu thương chứ không phải ngồi lo âu, rầu rĩ vì chồng tương lai có nhóm máu “khiếp lắm đấy”. Nhắc lại với bạn trẻ là chẳng có nhóm máu nào khiến người ta tốt lên hay xấu đi, chỉ có sự giáo dục và nhận thức dẫn đến hành vi tốt xấu mà thôi.
Vũ Kim Khôi
(Theo NLĐ)
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (62 tuổi) - cháu đời thứ ba của Hội Đồng Suông, người chăm lo hương khói cho lăng mộ bộc bạch, từ nhỏ ông đã được nghe kể lại những câu chuyện về tổ tiên mình.
Ông Hùng kể, ông Hà Mỹ Suông (hay còn gọi là Hội đồng Suông) là người giàu có ở xứ Rạch Giá. Sinh thời, ông Hội đồng Suông không có con nên nhận nuôi người con của chị gái thứ hai là Thiềm Sơn. Không phải con ruột, nhưng Thiềm Sơn coi ông Hội đồng Suông như cha ruột của mình.
Năm 1936, ông Hội đồng Suông bắt đầu xây dựng lăng mộ cho gia tộc. Hơn 100 người thợ tài hoa khắp nơi được thuê đến làm công trình đồ sộ này. Song, khu lăng mộ xây dựng chưa được bao lâu thì Hội đồng Suông qua đời, để lại toàn bộ gia sản cho ông Thiềm Sơn.
“Tiếp nối di nguyện của cha, ông Thiềm Sơn cố gắng hoàn thành những hạng mục còn dở dang của khu lăng mộ. Đến đời con cháu sau này đều thay phiên nhau giữ gìn, hương khói khu lăng mộ của gia tộc”, ông Nguyễn Mạnh Hùng kể.
Tổng thể khu mộ có diện tích gần 1.000m2, được thiết kế và xây dựng hết sức công phu, gồm: khu mộ; khu hòn non bộ thiên cung và thủy cung; long đình; cung Ngọc Hoàng;địa cung. Trong gia phả ghi rõ, những khối đá nặng cả tấn được mua tận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và được vận chuyển theo đường biển, còn đá cẩm thạch được mua từ nước ngoài về xây dựng. Đá cẩm thạch có 4 màu trắng, xám, hồng nhạt và hồng đậm.
“Khi bước vào cổng phía Đông có hòn non bộ đại diện cho thủy cung, ở giữa là ngôi mộ cha mẹ của ông Hội đồng Suông, phía Tây là thiên cung.
Vào trong là long đình nơi thờ hài cốt 9 đời tổ tiên. Sau đó là cung đình, phía dưới cung đình là địa phủ treo những bức tranh bích họa về 18 tầng địa ngục, nhưng đa số bị mất cắp và mối mọt gây hư hỏng nhiều”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, căn hầm nơi địa cung của khu lăng mộ còn là một di tích lịch sử quan trọng. Nơi đây từng là căn cứ của cán bộ cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp - Mỹ. Còn phía sau ngôi nhà thờ tổ, hàng trăm nhân công đã đào 2 công đất, sâu tới 10m để đắp một quả đồi thế "tựa sơn hướng thủy".
Ông Hùng lý giải việc xây dựng khu mộ này là để con cái đền đáp công ơn ông bà, dạy dỗ con cháu đời sau hiếu kính cha mẹ, nhớ cội nguồn. Trong đó có tấm bảng in dòng chữ “Hiếu nghĩa tri tiên” được treo trang trọng ở cung Ngọc Hoàng, với ý nghĩa nhắc nhớ con cháu sự hiếu hạnh.
Trước câu chuyện về “lăng mộ 3.000 lượng vàng” được lan truyền, ông Hùng cười nói, nhiều năm trước có một đoàn khách gồm chuyên gia khảo cổ, kiến trúc sư, kỹ sư,… ở Hà Nội tìm đến tham quan. Sau khi khảo sát, họ đánh giá chất liệu xây dựng khu lăng mộ này hiếm và thẩm định giá trị khu lăng mộ lên đến 3.000 lượng vàng. Từ đó chuyện “lăng mộ 3000 lượng vàng” được lan truyền cho đến nay.
Năm 1998, lăng mộ Hội đồng Suông đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Kiên Giang. Mỗi năm, nơi đây thu hút rất đông nhà sử học trẻ, du khách từ khắp các tỉnh, thành về tham quan, chiêm ngưỡng.
" alt=""/>Chuyện ít biết về 'lăng mộ 3.000 lượng vàng' ở Kiên Giang